Tại Hội thảo "Đánh giá chất lượng cắt giảm điều kiện kinh doanh: Kết quả, vấn đề và kiến nghị", ngày 14/11, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) chia sẻ nhiều nỗi khổ trong việc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) đang có nguy cơ lẩn trốn và chuyển sang hình thức khác tinh vi hơn.
Báo cáo về ĐKKD năm 2018, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết trong hơn 5.000 ĐKKD được phân theo các Bộ ngành và nằm ở gần 400 các văn bản khác nhau.
Qua thời gian thực hiện cắt giảm, CIEM cho biết, đến nay có 542 ĐKKD được sửa đổi, bãi bỏ 771, thay thế 111. Tuy nhiên, có 29 ĐKKD phát sinh mới. Tính tổng số các ĐKKD hiện hành, việc cắt bỏ là không đạt 50% như yêu cầu của Chính phủ.
Theo CIEM, hiện còn nhiều ĐKKD không rõ ràng, khó tiên liệu, tiềm ẩn rủi ro cho DN.
"Bằng cách hình thức như sửa đổi, bổ sung thêm ĐKKD gây khó khăn hơn cho DN; sửa đổi dưới hình thức diễn đạt lại quy định về ĐKKD; không phải giảm hoặc gộp nhiều ĐKKD thành một ĐKKD hoặc sửa đổi nhưng không thực sự đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho DN", bà Nguyễn Minh Thảo, Viện CIEM nói.
Nghiên cứu của CIEM chỉ thẳng, sau một năm, Bộ NN&PTNT đạt kết quả cắt giảm thấp nhất khi chỉ 80 điều kiện; Bộ Xây dựng là 158 điều kiện, Bộ VH-TT&DL 61 điều kiện.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: Nhiều ĐKKD buộc phải cắt giảm nhưng chỉ được sửa đổi, thủ tục hành chính đơn giản thế nào cũng cố giữ lại khâu gặp trực tiếp giữa doanh nghiệp và cán bộ...
"Nhiều khi chỉ sai một dấu phẩy đủ khiến doanh nghiệp mất đi chi phí, cơ hội kinh doanh, kéo giảm sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài. Có DN nói trước kia chỉ phải phong bì 200.000-500.000 đồng để hoàn thiện một thủ tục. Nhưng giờ phải trên 500.000 đồng mới xong. Với chi phí này, giá thành sản xuất của Việt Nam có thể cạnh tranh được không, nếu không DN chỉ có nước phá sản", ông Doanh nói.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI: Hiện tiền lì xì tết 2019 chúng ta vẫn nặng về đơn giản hóa, chưa có tinh thần mạnh mẽ để cắt giảm.
"Mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD cần phải được tách ra, tránh tình trạng như hiện nay nhiều lúc chỉ thay đổi cách diễn đạt, bỏ từ không ý nghĩa cũng được thống kê đơn giản hóa", ông Tuấn nói.
Nói về tinh thần cắt giảm điều kiện kinh doanh, ông Tuấn dẫn chứng như khi bãi bỏ quy hoạch xăng dầu, nhiều Sở Công Thương các tỉnh cho biết họ cảm thấy trống vắng. Sau đó một số Sở đã phản ánh tới lãnh đạo tỉnh là "làm quy hoạch xăng dầu mà tôi không được thẩm định dự án", như vậy điều này đã hằn sâu trong cách quản lý của họ.
Hay điển hình thay đổi phương thức quản lý nhưng còn e dè như Nghị định 107 thay thế nghị định 109 về xuất khẩu gạo. Mặc dù một số quy định đã được "cởi trói", nhưng nhiều nơi vẫn cảm thấy sự thay đổi này còn rụt rè, chưa thay đổi mạnh mẽ phương hướng quản lý.
Ông Tuấn cũng đề cập tới những điều kiện vô lý khi như yêu cầu cấp chứng chỉ này, chứng kia của các tổ chức, hiệp hội điều này khiến DN phải cử nhân viên đi học lấy chứng chỉ cho có lệ.
"Đến học chỉ là chuyện hình thức, nhiều DN cho biết nhân viên của họ đến có nhiệm vụ dẫn thầy đi nhậu và nộp tiền lấy chứng chỉ", ông Tuấn nói.
Nguyễn Tuyền
0 Reviews:
Post Your Review